Nikon D700 Body

Nikon D700 Body

Giá: 0 đ Giá liên hệ
(1)

- Cảm biến CMOS Fullframe 12.2 Megapixels

- Bộ xử lý ảnh thế hệ mới EXPEED

- Độ nhạy sáng ISO lớn nhất lên tới 26500

- Tốc độ chụp liên tục 5 hình/giây

- Hệ thống lấy nét tự động 51 điểm Multi-CAM 3500FX

- Hệ thống đo sáng 3D Color Matrix Metering thế hệ II

- Màn hình 3" với hai chức năng Liveview

- Thân máy hợp kim Magnesium

 

Nikon D700 - tiếp tục cuộc chơi full-frame


Sau mẫu máy chuyên D3 ra mắt năm ngoái, Nikon tiếp tục dấn sâu hơn vào cuộc đua máy ảnh số ống kính rời tích hợp cảm biến full-frame với đối thủ Canon, bằng việc ra mắt D700, model bán chuyên được xem là đối trọng của EOS 5D.

Ảnh: Gizmodo.

Nikon D700 là mẫu máy ảnh số ống kính rời thứ hai của Nikon được tích hợp cảm biến full-frame. Ảnh: Gizmodo


Trên thị trường máy ảnh số ống kính rời, Canon là hãng đi đầu trong việc tích hợp cảm biến full-frame (có kích cỡ bằng với máy phim 35 mm) cho những dòng máy chuyên và bán chuyên cao cấp như 1Ds, 1Ds Mark II, 1Ds Mark IIIhay 5D. Trong khi đó, Nikon, với vai trò là một kẻ đi sau, đến giờ mới chỉ cóD3 và D700 được tích hợp tính năng này, nhưng do rải đều ở cả hai phân khúc chuyên (D3) và bán chuyên (D700), nên cũng có thể được xem là đã đủ "binh hùng tướng mạnh" để cạnh tranh sòng phẳng với đối thủ lớn nhất của mình.

Ảnh: Gizmodo.

Nikon D700 có ngoại hình giống D300 nhưng được trang bị nhiều tính năng cao cấp của D3. Ảnh: Gizmodo.


Nói về D700 một cách ngắn gọn, chính xác và dễ hình dung nhất, ta có thể dùng cụm từ "hồn D3, da D300", bởi về mặt tính năng, chiếc DSLR mới nhất này được thừa hưởng khá nhiều từ model cao cấp D3, nhưng dáng vẻ bên ngoài lại giống hệt D300.

Chi tiết cần phải nhắc đến đầu tiên ở Nikon D700 chính là cảm biến CMOS 36 x 23,9 mm, với số lượng điểm ảnh hữu dụng là 12,1 triệu, giống với người anh cả D3 và đối thủ trực tiếp Canon EOS 5D. Có thể nhiều người sẽ thắc mắc: "Tại sao Nikon không tăng độ phân giải cho cảm biến để qua mặt đối thủ?", câu trả lời là mỗi một kích cỡ cảm biến đều có một mức phân giải tối ưu. Độ phân giải tối ưu đó phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, trong đó có độ nhạy sáng ISO.

Tuy Nikon không nói ra, nhưng rất có thể, nếu tăng độ phân giải cho cảm biến, chất lượng ảnh sẽ bị ảnh hưởng. Thêm vào đó, với mức 12,1 Megapixel, nhu cầu in ảnh cỡ lớn của hầu hết người dùng đều có thể được đáp ứng. Vì vậy, việc nâng cao hơn nữa độ phân giải cho cảm biến có lẽ cũng không thật cần thiết.

Độ nhạy sáng tối đa của Nikon D700 là ISO 25.600. Ảnh: Gizmodo.


Độ nhạy sáng tối đa ISO 25.600 (bằng với của D3) cũng là một thông số rất đáng chú ý của Nikon D700. Mặc dù độ nhạy sáng cao có thể khiến cho bức ảnh bị nhiễu nhiều hơn, nhưng dù sao đây cũng là một tính năng thú vị và hữu ích, đặc biệt là đối với những nhiếp ảnh gia hay phải làm việc trong những môi trường thiếu ánh sáng. So với mức ISO tối đa của EOS 5D là 3.200, rõ ràng D700 ở một đẳng cấp khác.

Bên cạnh đó, Nikon cũng trang bị cho chiếc DSLR mới nhất của mình hệ thống lấy nét tự động 51 điểm giống như ở D3. Người dùng có thể điều chỉnh để giảm số điểm lấy nét trong khung hình xuống 9 hoặc 21 điểm, nhưng nếu để ở chế độ 51 điểm, ảnh chụp được có thể tái hiện cả những chuyển động của vật thể.

Một tính năng hữu ích nữa mà Nikon trang bị cho D700 chính là hệ thống đèn flash cài sẵn. Tuy vẫn còn tồn tại những định kiến cho rằng chỉ những máy DSLR đời thấp mới được tích hợp đèn flash dạng pop-up, nhưng nếu xét một cách thực tế, đây là tính năng vô cùng hữu ích, bởi người chụp không bao giờ có thể đảm bảo chắc chắn là điều kiện ánh sáng sẽ luôn luôn lý tưởng.

Ảnh: Gizmodo.

Nikon D700 được gắn sẵn đèn flash dạng pop-up. Ảnh: Gizmodo.


Dù là một mẫu máy bán chuyên, nhưng Nikon D700 cũng được trang bị tính năng ngắm ảnh sống Live View qua màn hình LCD rộng 3 inch, độ phân giải VGA, có khả năng hiển thị 920.000 màu. So với những máy ảnh DSLR hiện hành, màu sắc hiển thị trên màn hình của Nikon D700 thuộc vào hàng chuẩn xác và đẹp nhất hiện nay.

Nikon cũng mang đến cho người dùng ba lựa chọn về định dạng ảnh là JPEG, RAW và TIFF. Trong khi định dạng ảnh RAW đang ngày càng trở nên phổ biến vì nó cho phép người chụp dễ dàng chỉnh sửa một cách linh hoạt sau khi xử lý xong, thì định dạng ảnh TIFF có vẻ như chỉ phù hợp với những nhiếp ảnh gia phải làm việc trong điều kiện bị bó buộc về thời gian, không thể chờ để xử lý các file ảnh RAW.

Màn hình

Màn hình rộng 3 inch của máy hỗ trợ tính năng Live View. Ảnh:Letsgodigital.


Tốc độ chụp liên tiếp của Nikon D700 là 5 khung hình/giây, có thể tăng lên mức 8 khung hình/giây nếu sử dụng bộ pin MB-D10, với 8 cục pin AA hoặc pin Lithium-ion EN-EL4a/4 dung lượng cao.

Giống như Canon với bộ xử lý ảnh DIGIC III, Nikon cũng luôn tự hào với giải pháp xử lý mang tên Expeed, mà họ cho rằng có thể mang đến chất lượng ảnh đỉnh cao. Bên cạnh việc ứng dụng những thuật toán tiên tiến có thể tính toán chính xác độ phơi sáng, bộ xử lý ảnh Expeed của Nikon cũng chịu trách nhiệm vận hành hệ thống lấy nét tự động 51 điểm. Ngoài ra, khi tính năng D-Lighting được kích hoạt, chip xử lý cũng sẽ giúp mở rộng dải tương phản để có thể hiển thị được cả những chi tiết thường bị mất trong những khu vực nổi bật hoặc những khu vực bóng.

Chỉ riêng body của D700 đã nặng tới gần 1 kg. Ảnh: Gizmodo.


Tuy nhiên, với cân nặng 995 gram chỉ mình thân máy, Nikon D700 bị đánh giá thấp hơn so với Canon EOS 5D (810 gram).
Một phần nguyên nhân cũng là do máy ảnh của Nikon sử dụng giải pháp lưu trữ duy nhất là thẻ nhớ ngoài định dạng CompactFlash. Dẫu cho đây là định dạng thẻ nhớ truyền thống của những chiếc máy ảnh số ống kính rời tầm trung và cao cấp, nhưng nếu sử dụng thẻ SD, có thể trọng lượng của máy sẽ không đến mức 995 gram.

Giống như những chiếc DSLR khác của Nikon, hệ thống phím điều chỉnh và giao diện người dùng của D700 hơi rắc rối. Với những người lần đầu tiên sử dụng máy Nikon, tốt hơn hết là nên đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng để có thể biết được hết tất cả các tính năng hữu ích đang bị "giấu" dưới hệ thống phím điều khiển quá phức tạp và rối rắm của chiếc máy này.

Ảnh: letsgodigital.

Giao diện người dùng và hệ thống phím điều khiển của Nikon D700 khá phức tạp.


Tóm lại, với việc đưa ra mức giá chỉ 3.000 USD cho thân máy D700, có thể nói Nikon đang thực sự "phả hơi nóng" vào gáy Canon. Nếu không nhanh chóng tung ra thị trường phiên bản kế tiếp của 5D, có thể sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng của Canon buộc phải đứng về phe Nikon. Mặc dù chưa ấn định ngày giờ cụ thể tung dòng máy mới này ra thị trường, nhưng Nikon cũng đã cho biết, muộn nhất là trong tháng 8, D700 sẽ có mặt tại các cửa hàng máy ảnh ở châu Á.

 

Hãng sản xuất Nikon
Loại sản phẩm DSLR
Kiểu máy Chuyên nghiệp
Độ phân giải 12.1Megapixels
Định dạng cảm biến CMOS
Kích thước cảm biến 36 x 24 mm (8.64 cm²) - Full frame
Zoom quang N/A
Zoom số Không
Dải tiêu cự N/A
Độ mở ống kính N/A
Độ nhạy sáng ISO 200 - 6400 (100 - 25600 with boost)
Chống rung N/A
Lấy nét tự động Nikon Multi-CAM3500 FX
Lấy nét tay Có (V)
Chế độ Marco N/A
Tốc độ chập nhỏ nhất 30 s
Tốc độ chập lớn nhất 1/8000 s
Đèn flash trong Không
Khoảng hoạt động của đèn Không
Đèn flash ngoài Có hỗ trợ
Chế độ bù sáng -5 to +5 EV in 1/2 or 1/3 EV steps
Chế độ đo sáng 3D Matrix metering II, Center weighted, Spot
Chế độ ưu tiên khẩu độ
Chế độ ưu tiên độ chập
Ống kính tương thích Nikkor AF / F-mount, D-Type
Tốc độ chụp liên tục 5 hình/s có thể lên 8 h/s khi lắp Grip
Chế độ quay phim Không
Định dạng thẻ nhớ CF I&II, UDMA
Bộ nhớ trong Không
Định dạng file ảnh thô RAW, TIFF
Khe ngắm quang học Có (độ bao phủ 95%)
Kích thước màn hình LCD 3"
Độ phân giải màn hình LCD 922,000 điểm ảnh
Chế độ ngắm ảnh sống
Kiểu pin Nikon EN-EL3e
Trọng lượng (bao gồm pin) 1074 g
Kích cỡ 147 x 123 x 77 mm
Phụ kiện kèm theo Tiêu chuẩn của nhà SX (xem Tab phụ kiện)

Bình luận